Điều hòa LG là một trong những sản phẩm được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng không tránh khỏi tình trạng điều hòa bị lỗi nào đó khiến người dùng khá hoang mang không biết nguyên nhân vì sao. Trong bài viết sau đây, Brandshop LG sẽ tổng hợp đầy đủ bảng mã lỗi điều hòa LG và chia sẻ cách khắc phục cho các bạn.
Contents
Cách kiểm tra mã lỗi trên điều hòa LG
Trước tiên, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách kiểm tra mã lỗi trên điều hòa LG như thế nào để từ đó xác định được chiếc máy lạnh nhà bạn đang gặp phải lỗi gì.
Hiện nay, các sản phẩm điều hòa LG bao gồm 2 loại đó là: Điều hòa có màn hình hiển thị và điều hòa không có màn hình hiển thị trên dàn lạnh. Tùy thuộc vào từng loại máy, cách check mã lỗi điều hòa LG cũng hoàn toàn khác nhau.
- Với dòng điều hòa được trang bị màn hình hiển thị, bạn chỉ cần nhìn trên màn hình LED ở dàn lạnh xem đang hiện chữ gì. Nếu như chiếc điều hòa nhà bạn có dấu hiệu bất thường nào thì màn hình sẽ hiển thị ngay mã lỗi đó.
- Đối với điều hòa LG không có màn hình hiển thị, bạn có thể kiểm tra lỗi điều hòa LG thông qua việc vào đèn báo hiển thị nhấp nháy đèn. Số lần nháy đèn sẽ tương ứng với mã lỗi khác nhau để người dùng có thể nắm bắt và khắc phục một cách nhanh chóng.
Tổng hợp bảng mã lỗi điều hòa LG đầy đủ nhất
Sau đây BrandShop LG sẽ tổng hợp và chia sẻ đến quý khách hàng bảng mã lỗi điều hòa LG đầy đủ nhất:
MÃ LỖI | Ý NGHĨA |
CH01 | Thông báo lỗi mạch, hở tiếp điểm, mối hàn |
CH02 | Cảm biến nhiệt độ kẹp giữa đường ống nén máy lạnh ngoài dàn nóng bị lỗi |
CH03 | Lỗi giữa dây tín hiệu kết nối từ dàn lạnh đến dàn nóng, dây tín hiệu kết nối sai |
CH04 | Lỗi bơm xả nước hoặc công tắc phao |
CH05 | Lỗi kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh |
CH06 | Lỗi cảm biến nhiệt độ ống ra cục trong |
CH07 | Lỗi chế độ vận hành không đồng nhất (chỉ có ở điều hòa LG 2 chiều), dàn nóng và dàn lạnh không đồng bộ |
CH09 | Lỗi bo mạch dàn nóng và dàn lạnh |
CH10 | Quạt trên dàn lạnh không chạy hoặc chạy yếu |
CH22 | Điện áp, nguồn điện vào quá cao |
CH23 | Điện áp, nguồn điện vào quá thấp |
CH26 | Block (máy nén) inverter không chạy, lỗi bo |
CH27 | Mạch quá tải, bo mạch bị hỏng |
CH29 | Sung khiển từ bo ra máy nén bị lệch pha |
CH33 | Nhiệt độ ống nén môi chất quá cao. Lỗi cảm biến nhiệt ngoài dàn nóng |
CH41 | Cảm biến nhiệt độ máy nén bị lỗi, nhiệt độ máy nén tăng cao |
CH44 | Cảm biến nhiệt độ phòng bị lỗi |
CH45 | Cảm biến nhiệt độ ngoài dàn nóng bị lỗi |
CH46 | Cảm biến đường ống môi chất về bị lỗi |
CH47 | Hư cảm biến ổng đẩy của máy nén |
CH51 | Lỗi quá tải |
CH54 | Lệch pha, mất pha |
CH60 | Lỗi bo mạch trên dàn nóng |
CH61 | Dàn nóng quá dơ, không giải nhiệt được |
CH62 | Lỗi bo mạch trong dàn lạnh |
CH67 | Lỗi quạt dàn nóng |
Một số mã lỗi điều hòa LG phổ biến người dùng hay gặp phải trên điều hòa không có màn hình hiển thị:
MÃ LỖI
|
Ý NGHĨA
|
HIỂN THỊ | |||
Dàn lạnh | Dàn nóng | ||||
LED2 | LED1 | Đỏ | Xanh | ||
28 | Lỗi điện áp DC cao hơn giá trị định mức | 2 lần | 8 lần | 2 lần | 8 lần |
29 | Máy nén biến tần bị quá tải | 2 lần | 9 lần | 2 lần | 9 lần |
31 | Lỗi thấp dòng không đạt giá trị định mức | 3 lần | 1 lần | 3 lần | 1 lần |
32 | Nhiệt độ ống xả máy nén biến tần cao | 3 lần | 2 lần | 3 lần | 2 lần |
40 | Lỗi Sensor biến dòng bị đứt hoặc chập | 4 lần | – | 4 lần | – |
41 | Lỗi cảm biến ống xả máy nén biến tần bị đứt hoặc chập | 4 lần | 1 lần | 4 lần | 1 lần |
45 | Lỗi cảm biến không khí dàn nóng đứt hoặc chập | 4 lần | 5 lần | 4 lần | 5 lần |
48 | Lỗi cảm biến đầu ra dàn nóng đứt/chập | 4 lần | 8 lần | 4 lần | 8 lần |
53 | Lỗi kết nối tín hiệu giữa dàn nóng và dàn lạnh | 5 lần | 3 lần | 5 lần | 3 lần |
60 | Lỗi IC EEPROM | 6 lần | – | 6 lần | – |
61 | Nhiệt độ dàn nóng cao | 6 lần | 1 lần | 6 lần | 1 lần |
62 | Nhiệt độ IC inverter cao | 6 lần | 2 lần | 6 lần | 2 lần |
Tuy nhiên, để xác định lỗi điều hòa LG thông qua việc đếm số lần nháy đèn không phải là điều dễ dàng nếu như điều hòa nhà bạn đang sử dụng không phải là dòng máy lạnh được trang bị màn hình hiển thị. Tốt nhất bạn hãy liên hệ tới thợ sửa chữa có kinh nghiệm để được hỗ trợ cụ thể.
Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi trên điều hòa LG
Sau khi đã xác định được mã lỗi mà điều hòa LG nhà bạn đang gặp phải, chúng ta sẽ đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục chúng:
Lỗi CH01 nguyên nhân là do điều hòa bị hở mạch, mối hàn kém, lỗi IC. Cách khắc phục là bạn hãy kiểm tra lại các mối hàn, kiểm tra mạch điện tử xem đang bị hỏng chỗ nào để xử lý.
Lỗi CH02 nguyên nhân là do bị hỏng cảm biến nhiệt độ, hở mạch, lỗi mạch. Vì vậy bạn hãy kiểm tra lại cảm biến và bảng mạch để khắc phục hoặc thay thế nếu cần thiết nhé.
Lỗi CH03 là do dây tín hiệu nối từ dàn lạnh ra dàn nóng bị sai nên bạn hãy kiểm tra lại dây này khi lắp đặt có bị nối sai hay hỏng hóc gì không.
Lỗi CH04 là do công tắc phao nước bị lỗi nên bạn hãy kiểm tra lại tình trạng của công tắc phao đang đóng hay mở.
Lỗi CH05 xuất hiện khi bo mạch dàn nóng, dàn lạnh bị hỏng, đứt dây kết nối. Cách khắc phục là bạn hãy kiểm tra lại bo mạch và đường truyền tín hiệu của điều hòa.
Lỗi CH06 xuất hiện khi cảm biến nhiệt độ phòng bị hư, hỏng bo mạch. Trường hợp này bạn nên thay thế cảm biến nhiệt và bo mạch.
Lỗi CH07 chỉ xuất hiện ở dòng điều hòa 2 chiều. Nguyên nhân là do dàn nóng và dàn lạnh không đồng bộ nên hoạt động không cùng một chế độ. Lúc này bạn hãy kiểm tra lại hoạt động của điều hòa.
Lỗi CH09 là do chết IC, hở mạch làm mất nguồn cấp nên bạn hãy kiểm tra lại chúng nhé.
Lỗi CH10 là quạt dàn lạnh không chạy hoặc chạy yếu. Nguyên nhân là do quạt bị khô dầu, bụi bẩn bám vào, quạt bị hỏng hay bị cháy nên bạn hãy kiểm tra lại quạt nếu cần thì thay thế.
Lỗi CH22 xuất hiện khi bị quá tải điện nên bạn hãy kiểm tra lại nguồn điện điều hòa nhà mình.
Lỗi CH23 là do sụt áp nguồn điện
Lỗi CH26 là máy nén không chạy, trường hợp này bạn hãy gọi đến trung tâm bảo hành của hãng để thay thế máy nén mới.
Lỗi CH27 là do điều hòa hoạt động quá tải khiến bo mạch bị hỏng.
Mã lỗi CH29 xuất hiện là do điều hòa bị khô dầu, kẹt trục, block máy
….
Thông thường, điều hòa bị lỗi nguyên nhân đầu tiên có thể do điều hòa bám bụi bẩn do lâu ngày không được vệ sinh dẫn đến các linh kiện trong máy bị hư hỏng hay bị kẹt do bụi bẩn. Ngoài ra, điều hòa LG xuất hiện lỗi do hỏng bo mạch, thiếu gas, hư hỏng quạt, lỗi IC…
Lỗi điều hòa LG là tình trạng hư hỏng không phải người dùng nào cũng nắm rõ. Nếu không có chuyên môn trong lĩnh vực này, bạn hãy liên hệ tới trung tâm bảo hành của hãng để nhân viên kỹ thuật có chuyên môn xử lý.
Một số lưu ý khi điều hòa LG xảy ra lỗi
Nếu bạn gặp phải tình trạng điều hòa LG báo lỗi, để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra tình trạng hư hỏng nặng hơn, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nên tắt máy ngay lập tức, tránh bật máy lạnh liên tục bởi có thể làm hỏng các bộ phận khác.
- Với những lỗi hư hỏng nghiêm trọng, nếu không có kinh nghiệm sửa chữa bạn nên gọi thợ sửa chữa điều hòa chuyên nghiệp, tránh tự ý tháo rời, thay thế các bộ phận của máy.
- Nếu phải thay thế bất kì phụ kiện trên máy điều hòa, bạn nên lựa chọn phụ kiện chính hãng, chất lượng, không nên mua các linh kiện cũ, đã qua sửa chữa…
- Nên lựa chọn đơn vị sửa chữa máy lạnh uy tín, đáng tin cậy hoặc gọi cho đơn vị bảo hành của hãng để được hỗ trợ.
Những lưu ý khác khi sử dụng điều hòa LG sao cho hiệu quả
BrandShop LG xin chia sẻ với các bạn một số lưu ý trong quá trình sử dụng điều hòa nói chung và điều hòa LG nói riêng để đạt hiệu quả cao, kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm:
Lựa chọn điều hòa LG có công suất phù hợp
Để điều hòa hoạt động một cách hiệu quả và tiết kiệm, bạn nên lựa chọn sản phẩm có công suất phù hợp. Không nên lựa chọn điều hòa công suất quá nhỏ sẽ không làm mát được căn phòng, giảm tuổi thọ máy, ngược lại, cũng không nên chọn công suất quá lớn bởi nó sẽ dẫn tới lãng phí điện năng không cần thiết.
Bạn có thể dễ dàng tính toán được lượng công suất điều hòa phù hợp với căn phòng của nhà mình bằng cách áp dụng công thức:
Công suất điều hòa = Diện tích phòng x 600 BTU
Ví dụ: Phòng ngủ của bạn rộng 15m2, công suất điều hòa LG phù hợp bạn cần chọn sẽ là 15 x 600 = 9.000BTU. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn điều hòa LG 12.000BTU nếu như căn phòng của bạn có hướng mặt trời chiếu thẳng vào.
- Với những căn phòng có diện tích nhỏ hơn 15m2 phù hợp với điều hòa công suất 9.000BTU
- Diện tích phòng rộng khoảng 15 – 20m2 thích hợp với công suất 12.000BTU
- Diện tích phòng rộng từ 20 – 30m2 phù hợp với công suất điều hòa 18.000BTU
- Căn phòng có diện tích rộng 30 – 40m2 thì nên chọn điều hòa LG có công suất 24.000BTU
Nên bật điều hòa trước tầm 15 – 20 phút trước khi vào phòng
Mỗi một Model điều hòa sẽ có thời gian khởi động và khả năng làm mát là hoàn toàn khác nhau. Vì thế, bạn nên bật điều hòa trước khoảng tầm 15 – 20 phút để làm mát căn phòng. Nhờ đó mà bạn có thể tận hưởng ngay không khí mát lạnh dễ chịu mà không cần phải chờ đợi quá lâu.
Nhiều mã điều hòa LG có tích hợp điều khiển từ xa qua điện thoại nên bạn hoàn toàn có thể bật máy lạnh trước khi về nhà.
Không nên để nhiệt độ chênh quá cao so với nhiệt độ bên ngoài
Nhiệt độ trong phòng điều hòa và nhiệt độ ngoài môi trường nếu bị chênh lệch quá lớn sẽ dễ xảy ra tình trạng sốc nhiệt, ngất xỉu, khó thở… Nhiệt độ phù hợp nhất khi bật điều hòa là từ 25-28 độ C, và độ chênh lệch với nhiệt độ ngoài môi trường là từ 5- 7 độ C để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng.
Không những thế, việc điều hòa để ở nhiệt độ thấp trong một thời gian dài còn dễ khiến cho máy nhanh bị hư hỏng, giảm tuổi thọ của sản phẩm.
Lắp đặt điều hòa ở vị trí phù hợp
Nên lắp đặt điều hòa LG ở những vị trí phù hợp, tránh lắp ở những vị trí có vật chắn hay những bức tường có mặt trời chiếu thẳng vào để điều hòa được hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, nên tránh lắp máy điều hòa ngay phía trên đầu giường bởi việc này sẽ khiến cho luồng gió thổi trực tiếp xuống gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.
Nên vệ sinh điều hòa định kỳ thường xuyên
Như đã nói ở trên, điều hòa quá bẩn cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng báo lỗi điều hòa LG. Chính vì thế, bạn nên vệ sinh bảo dưỡng điều hòa định kỳ khoảng 6 tháng – 1 năm/lần tùy theo mức độ và nhu cầu sử dụng của gia đình bạn.
Vệ sinh máy thường xuyên không chỉ đảm bảo cho máy điều hòa LG luôn sạch sẽ, hạn chế những bệnh về đường hô hấp, đồng thời theo dõi sát sao tình trạng của máy. Từ đó bạn cũng sẽ sớm phát hiện các lỗi hư hỏng và sửa chữa kịp thời giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí.
Nên sử dụng thêm quạt cho căn phòng
Điều hòa có nhiệm vụ đưa luồng khí lạnh tới để làm mát không gian, tuy nhiên, để luồng khí lạnh có thể phân bố đồng đều khắp diện tích căn phòng, để có thể đạt tới mức nhiệt độ cài đặt như mong muốn thì bạn sẽ phải đợi một khoảng thời gian khá lâu.
Việc sử dụng thêm quạt điện không chỉ giúp lưu thông luồng khí mát tới mọi nơi trong căn phòng mà còn bảo vệ sức khỏe của bạn tránh bị thổi gió trực tiếp vào người.
Một số câu hỏi thường gặp
Điều hòa LG hoạt động có ồn không?
Nhiều khách hàng phàn nàn rằng, điều hòa LG hoạt động rất ồn. Tuy nhiên, từ năm 2019 trở về trước, điều hòa LG được sản xuất tại Việt Nam, nguồn vật liệu, linh kiện vẫn còn chưa ổn định.
Vài năm trở lại đây, các sản phẩm điều hòa LG đều được sản xuất tại nhà máy ở Hàn Quốc hoặc Thái Lan theo công nghệ tiêu chuẩn hàng đầu thế giới và nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện về Việt Nam, khách hàng có thể hoàn toàn về yên tâm về chất lượng, độ bền bỉ cũng như khả năng vận hành êm ái của sản phẩm.
Điều hòa LG có tuổi thọ trung bình là bao nhiêu lâu?
Thông thường, 1 chiếc điều hòa LG sẽ có tuổi thọ trung bình khoảng 10 – 15 năm, tuy nhiên cũng có sản phẩm chỉ có tuổi thọ khoảng 6 – 7 năm tùy theo nhu cầu và mức độ sử dụng.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tăng độ bền của điều hòa bằng cách vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên cũng như sử dụng một cách hợp lý, đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Điều hòa LG inverter là gì? Có gì khác so với máy điều hòa không inverter
Điều hòa LG inverter là dòng máy lạnh sử dụng công nghệ máy nén biến tần. Bộ phận này có nhiệm vụ điều tiết độ lạnh trong phòng thông qua bộ mạch điện tử vi xử lý thông minh thay cho việc dùng rơ le cảm biến nhiệt, từ đó giúp tiết kiệm điện năng một cách tối ưu nhất lên tới 70% so với những dòng điều hòa thông thường khác.
Nếu bạn sử dụng thường xuyên, tốt nhất nên lựa chọn dòng điều hòa inverter là giải pháp tối ưu nhất giúp tiết kiệm chi phí hàng tháng mà bạn phải chi trả. Còn nếu bạn ít dùng thì các sản phẩm điều hòa non-inverter (điều hòa cơ) với mức giá thành phải chăng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Tại sao máy điều hòa LG không lạnh?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng điều hòa LG không lạnh bạn đang để nhiệt độ máy ở mức thấp: do chế độ hoạt động không đúng, điều hòa quá bẩn, máy bị thiếu gas, lựa chọn điều hòa có công suất quá bé so với căn phòng, hay bị những tình trạng hư hỏng phần cứng trong máy.
Vì vậy, để xử lý được vấn đề này, bạn cần liên hệ ngay tới đơn vị sửa chữa để được nhân viên tư vấn hỗ trợ cụ thể.
Khi điều hòa có vấn đề phải liên hệ với ai?
Nếu điều hòa LG nhà bạn bị trục trặc thì bạn có thể liên hệ trực tiếp lên hãng LG theo số điện thoại 1800.1503 hoặc đại lý mà mình mua sản phẩm. Đối với dòng điều hòa treo tường LG bạn sẽ được bảo hành miễn phí 2 năm tại nhà. Còn nếu hết thời hạn bảo hành bạn sẽ phải mất phí để đội ngũ kỹ thuật đến xử lý cho mình.
Bài viết trên đây, Brandshop LG gửi đến bạn bảng mã lỗi điều hòa LG chi tiết nhất. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích nhất và sử dụng sản phẩm một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhé. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề gì, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Đừng quên follow Shop LG để liên tục cập nhật những thông tin về sản phẩm mới cùng những tin tức hữu ích nhé!